Xóm tôi, một làng quê được bao phủ bởi một màu xanh hiền hoà, là nơi sinh trưởng của loài cây “bám đất bám rễ” từ lâu của vùng đất cù lao hạ nguồn sông Cửu Long.
Cũng giống như nguồn gốc thì tên gọi “cây dừa” cũng chỉ là cái tên để phân biệt với các loại cây khác, nhưng chính vì sự sinh trưởng kỳ diệu nên cây dừa trồng trên vùng đất quê tôi ở đâu cũng đều tốt tươi và cho nhiều trái.
Nói đến dừa quê tôi, làm tôi nhớ lại một vài câu hát mà thuở nhỏ tôi thường nghe Đài phát thanh Bến Tre hay phát trong chương trình thiếu nhi: “Đố bạn biết cây gì, lá như chiếc lược ngà, thân cao cao trong trái có nước, cơm dừa trắng phau dùng để làm dầu…”.
Cũng giống như nguồn gốc thì tên gọi “cây dừa” cũng chỉ là cái tên để phân biệt với các loại cây khác, nhưng chính vì sự sinh trưởng kỳ diệu nên cây dừa trồng trên vùng đất quê tôi ở đâu cũng đều tốt tươi và cho nhiều trái.
Nói đến dừa quê tôi, làm tôi nhớ lại một vài câu hát mà thuở nhỏ tôi thường nghe Đài phát thanh Bến Tre hay phát trong chương trình thiếu nhi: “Đố bạn biết cây gì, lá như chiếc lược ngà, thân cao cao trong trái có nước, cơm dừa trắng phau dùng để làm dầu…”.
Nhớ về tuổi thơ, nó vẫn còn như in trong tâm trí tôi: Là chạy dọc theo những vườn dừa bạt ngàn, có những khoảng không cho lũ trẻ xóm tôi nháo nhào đùa giỡn.
Cả bọn thường hay tụ tập đi nhặt từng bông dừa rụng dưới đất để xâu lại thành chuỗi làm vòng đeo cổ, đeo tay, hay có lúc nghịch ngợm chơi trò con nít dùng nó làm trang sức cho đám cưới giả.
Cũng có lúc cả bọn dùng bông dừa cột vào sợi chỉ để câu còng bằm cho gà, vịt ăn. Lại có lúc chia phe chơi chọi cầu, đá cầu, bọn con gái chơi nhảy dây, nhảy cò cò; bọn con trai săn chuột, bắn cu li…
Cả bọn thường hay tụ tập đi nhặt từng bông dừa rụng dưới đất để xâu lại thành chuỗi làm vòng đeo cổ, đeo tay, hay có lúc nghịch ngợm chơi trò con nít dùng nó làm trang sức cho đám cưới giả.
Cũng có lúc cả bọn dùng bông dừa cột vào sợi chỉ để câu còng bằm cho gà, vịt ăn. Lại có lúc chia phe chơi chọi cầu, đá cầu, bọn con gái chơi nhảy dây, nhảy cò cò; bọn con trai săn chuột, bắn cu li…
Sau những cuộc chơi thấm mệt, bọn con trai giỏi thật trèo một mạch lên tận ngọn dừa cao tít, bẻ vài trái dừa đem về nhà chặt uống nước, có hôm cả bọn “xử” ngay tại chỗ.
Có lúc nhà chưa kịp làm thức ăn hoặc không có gì ăn, là chặt ngay trái dừa lấy nước bỏ vào một tí muối trắng chan vào cơm nguội để ăn. Tôi vẫn còn nhớ rõ như in “nước dừa chan vào cơm nguội ăn với muối tiêu no căng bụng luôn!” Hay những lúc khó khăn, nhà không có thức ăn, nội tôi lột trái dừa cứng cạy, rồi dùng cơm dừa xắt thành cọng dài khoảng 5 – 7cm, dùng nước mắm hay muối pha loãng vào kho khô ăn với cơm.
Dừa kho khô phải nói vừa béo béo, vừa mặn mặn, khi ăn từ từ, nó ngon vô cùng tận và ăn no không thôi.
Có lúc nhà chưa kịp làm thức ăn hoặc không có gì ăn, là chặt ngay trái dừa lấy nước bỏ vào một tí muối trắng chan vào cơm nguội để ăn. Tôi vẫn còn nhớ rõ như in “nước dừa chan vào cơm nguội ăn với muối tiêu no căng bụng luôn!” Hay những lúc khó khăn, nhà không có thức ăn, nội tôi lột trái dừa cứng cạy, rồi dùng cơm dừa xắt thành cọng dài khoảng 5 – 7cm, dùng nước mắm hay muối pha loãng vào kho khô ăn với cơm.
Dừa kho khô phải nói vừa béo béo, vừa mặn mặn, khi ăn từ từ, nó ngon vô cùng tận và ăn no không thôi.
Bây giờ, mỗi lúc nhớ về quê nhà, nhớ về xóm dừa quê tôi, hay những lúc về quê nhìn lại nơi kỷ niệm thuở ấu thơ, ký ức chợt quay về, tôi cứ miên man nhớ về mình thuở nhỏ.
Cũng những kỷ niệm khó phai ấy, mà đến bây giờ tôi vẫn không quên đó là: Chẳng nhớ tự lúc nào, chỉ nhớ ngày xưa khi còn được bế bồng trên tay, Bà và Mẹ tôi kể lại vừa bồng tôi trên tay, vừa lấy củi dừa, vỏ dừa dụm vào dưới một cái xoong hay cái chảo to.
Tôi cứ nhìn chằm chằm vào đó, chẳng biết nó là thứ gì mà lúc đầu sôi ùn ụt, về sau nó có màu đen và sôi lên lịch ịch. Lúc ấy tôi quay mặt đi chỗ khác, ôm ghì chặt vào cổ Nội hay Mẹ tôi khóc thét lên “con ghê, con sợ”. Có lẽ trông ánh mắt thơ ngây, ngơ ngác, ghê sợ đó của tôi mà Nội tôi bảo: “Cháu của Nội ngoan, đừng sợ, đừng nhõng nhẽo, để Nội thắng nước màu dừa bán lấy tiền mua gạo, mua bánh cho cục cưng của Nội ăn nha”.
Cứ mỗi lần Nội hay Mẹ tôi dỗ dành như thế, tôi lại càng khóc dữ hơn, có lẽ tôi vừa sợ cái màu đen đen ấy thiệt và cũng có lẽ do nhõng nhẽo không muốn Nội và Mẹ làm gì cả, mà chỉ bế bồng tôi thôi. Tôi đâu nghĩ rằng cái nghề thắng nước màu dừa, cái mà hồi nhỏ tôi ghê sợ ấy đó lại chính là nghề mà gia đình tôi đã đeo đuổi và ít nhiều cũng góp phần giúp cho gia đình tôi những lúc khó khăn.
Và được truyền lại từ đời này sang đời khác, mà cũng chẳng ai còn nhớ rõ nó được bắt đầu từ khi nào. Thuở nhỏ dưới ánh mắt của tôi nó là màu đen, khi đã lớn tôi nhận ra nó có màu đo đỏ sậm, rất đẹp… Và cái nghề thắng nước màu dừa đã băn sâu vào tâm trí tôi, không thể nào quên.
Cũng những kỷ niệm khó phai ấy, mà đến bây giờ tôi vẫn không quên đó là: Chẳng nhớ tự lúc nào, chỉ nhớ ngày xưa khi còn được bế bồng trên tay, Bà và Mẹ tôi kể lại vừa bồng tôi trên tay, vừa lấy củi dừa, vỏ dừa dụm vào dưới một cái xoong hay cái chảo to.
Tôi cứ nhìn chằm chằm vào đó, chẳng biết nó là thứ gì mà lúc đầu sôi ùn ụt, về sau nó có màu đen và sôi lên lịch ịch. Lúc ấy tôi quay mặt đi chỗ khác, ôm ghì chặt vào cổ Nội hay Mẹ tôi khóc thét lên “con ghê, con sợ”. Có lẽ trông ánh mắt thơ ngây, ngơ ngác, ghê sợ đó của tôi mà Nội tôi bảo: “Cháu của Nội ngoan, đừng sợ, đừng nhõng nhẽo, để Nội thắng nước màu dừa bán lấy tiền mua gạo, mua bánh cho cục cưng của Nội ăn nha”.
Cứ mỗi lần Nội hay Mẹ tôi dỗ dành như thế, tôi lại càng khóc dữ hơn, có lẽ tôi vừa sợ cái màu đen đen ấy thiệt và cũng có lẽ do nhõng nhẽo không muốn Nội và Mẹ làm gì cả, mà chỉ bế bồng tôi thôi. Tôi đâu nghĩ rằng cái nghề thắng nước màu dừa, cái mà hồi nhỏ tôi ghê sợ ấy đó lại chính là nghề mà gia đình tôi đã đeo đuổi và ít nhiều cũng góp phần giúp cho gia đình tôi những lúc khó khăn.
Và được truyền lại từ đời này sang đời khác, mà cũng chẳng ai còn nhớ rõ nó được bắt đầu từ khi nào. Thuở nhỏ dưới ánh mắt của tôi nó là màu đen, khi đã lớn tôi nhận ra nó có màu đo đỏ sậm, rất đẹp… Và cái nghề thắng nước màu dừa đã băn sâu vào tâm trí tôi, không thể nào quên.
Bùi Chướng
Bentre.gov
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét